Phát hành The Gods Must Be Crazy

Doanh thu phòng vé

The Gods Must Be Crazy lúc đầu được hãng Ster-Kinekor Pictures phát hành tại Nam Phi vào ngày 10 tháng 9 năm 1980.[2] Trong 4 ngày đầu tiên ra mắt, bộ phim đã phá kỷ lục phòng vé ở mọi thành phố tại Nam Phi.[2][17] Tác phẩm trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất năm 1982 tại Nhật Bản, nơi phim được phát hành dưới nhan đề Bushman.[18][19] Giám đốc sản xuất Boet Troskie đã bán quyền phân phối bộ phim cho 45 quốc gia.

Nhằm ra rạp tại Hoa Kỳ, đoạn hội thoại gốc bằng tiếng Afrikaans đã được lồng tiếng Anh, việc lồng tiếng đã được thực hiện với các câu thoại !KungTswana.[17] Lúc đầu bộ phim được phát hành hạn chế tại Mỹ thông qua Jensen Farley Pictures vào năm 1982, nhưng thể hiện kém ở phòng vé tại ít nhất nửa tá thành phố chiếu thử.[20] Tuy nhiên, sau cùng bộ phim gặt hái thành công về mặt thương mại và phê bình khi được hãng 20th Century Fox tái phát hành vào ngày 9 tháng 7 năm 1984,[21] trở thành bộ phim ngoại ngữ có doanh thu cao nhất được phát hành tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ.[22] Phim cũng được chiếu tại rạp Music Hall Theater ở Beverly Hills, California trong ít nhất 8 tháng.[23]

Sau 4 năm đầu phát hành, The Gods Must Be Crazy đã thu về 90 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới.[24] Tính đến năm 2014[cập nhật], bộ phim đã đạt doanh thu 1,8 tỷ R (khoảng 200 triệu đô la Mỹ) trên toàn thế giới, tính cả hơn 60 triệu đô la Mỹ tại Hoa Kỳ.[2]

Đánh giá chuyên môn

Trên trang web tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes, The Gods Must Be Crazy nhận tỷ lệ đồng thuận là 85% dựa trên 26 bài đánh giá, đạt điểm trung bình là 7,4/10.[25] Trên Metacritic, chuyên trang sử dụng điểm trung bình, bộ phim nhận số điểm là 73/100 dựa trên 6 bài đánh giá, thể hiện "các bài đánh giá nhìn chung là ổn".[26]

Roger Ebert của báo Chicago Sun-Times đã chấm cho bộ phim 3/4 sao, kết luận rằng "phim có thể dễ dàng tạo ra một trò hề về những chuyện gàn dở trong sa mạc, nhưng thật khó hơn nhiều để tạo ra một tương tác hài hước giữa thiên nhiên và bản chất con người. Bộ phim này là một kho báu nhỏ hấp dẫn".[27] Variety nhận xét rằng "ưu điểm chính của bộ phim là hình ảnh màn ảnh rộng nổi bật về các địa điểm bất thường và giá trị giáo dục tuyệt đối của kể chuyện".[13]

Trong bài đánh giá bộ phim cho The New York Times, nhà phê bình Vincent Canby viết rằng "xem Gods Must Be Crazy của Jamie Uys,[...] người ta có thể nghi ngờ rằng chẳng có những thứ như apartheid hay Đạo luật trái đạo đức hay thậm chí là Nam Phi".[28] Mặc dù anh nhận xét phim là "thường hài hước chân thực và phi chính trị", song lưu ý rằng "còn có điều gì đó khó chịu về bộ phim", ở chỗ "chúng tôi có xu hướng thấy rằng bất kỳ tác phẩm nào của Nam Phi không tích cực lên án chế độ apartheid đều có tác dụng phụ là tha thứ cho nó, nếu chỉ thông qua im lặng".[28]

Phương tiện tại gia

Vào giữa tháng 11 năm 1986, The Gods Must Be Crazy được CBS/Fox phát hành trên VHS ở Mỹ[29] trên nhãn Playhouse Video.[30] Năm 2004, The Gods Must Be Crazy được Sony Pictures Entertainment phát hành trên DVD.[31][32] Phim cũng được phát hành trên DVD dưới dạng phim đôi với The Gods Must Be Crazy II.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: The Gods Must Be Crazy http://www.rapport.co.za/Weekliks/Nuus/Jamie-se-tr... https://www.imdb.com/title/tt0080801/ https://web.archive.org/web/20140714231833/http://... https://books.google.com/books?id=fvpfLS1RC6YC&q=%... https://www.nytimes.com/1985/04/28/movies/the-gods... https://www.washingtonpost.com/outlook/bushmen-who... https://www.patriotledger.com/entertainmentlife/20... https://variety.com/1980/film/reviews/the-gods-mus... http://www.nzdl.org/gsdlmod?e=d-00000-00---off-0hd... https://www.worldcat.org/issn/1784-682X